Kỹ năng
Bàn về giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ trong mối quan hệ với đào tạo kỹ năng mềm cho học viên Trường Đại học An ninh nhân dân
I. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG
MỀM
Có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm:
Theo từ điển mở Wikipedia, kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là liên
quan đến , những kỹ năng thuộc về tính
cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm được dùng để chỉ
các quan trọng
trong cuộc sống như: kỹ năng sống, giao tiếp,
lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý ,
thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới v.v…Kỹ năng mềm khác với để chỉ , chuyên
môn hay và chuyên môn.
Michal Pollick[1], thì tiếp
cận kỹ năng mềm dưới góc nhìn là một năng lực thuộc về trí tuệ cảm xúc (Emotion
Intelligence Quotion), là thuộc tính của cá nhân đó là những đặc điểm về tính
cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc
quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc. Nó giúp tăng cường
khả năng tương tác của cá nhân trong thực tế, góp
phần nâng cao hiệu suất của công việc và để góp phần thành công của tổ chức.
K.Alex[2]
thì cho rằng, kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về bản chất của con
người, là những kỹ năng mang tính cá nhân, không thể nhìn thấy được
và không mang tính kỹ thuật, những kỹ năng mà sẽ phân biệt và quyết
định một thực thể cá nhân này với một thực thể cá nhân khác. Kỹ
năng mềm thì khác biệt hoàn toàn nếu so sánh với kỹ năng cứng, là
dạng kỹ năng được hình thành dựa trên
việc lĩnh hội và tích lũy các kiến thức cũng như là kinh nghiệm
chuyên môn.
II.
GIẢNG DẠY CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
MỀM CHO HỌC VIÊN
1.
Giảng dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết
Việc tổ chức giảng
dạy các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết đòi hỏi người
giáo viên phải nắm vững và vận dụng thực sự có hiệu quả các phương
pháp và kỹ thuật giảng dạy ngôn ngữ khác nhau. Trên cơ sở điều kiện
và nội dung tổ chức dạy học ngoại ngữ như vậy, hệ thống các kỹ
năng mềm của học viên cũng được hỗ trợ để phát triển và hoàn
thiện. Có thể kể ra một số các kỹ năng mềm sau đây:
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề;
-
Kỹ năng tổng hợp;
-
Kỹ năng tư duy phản biện;
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
2.
Tổ chức hoạt động làm việc theo đôi
Tổ chức hình thức học
tập theo đôi là một trong những hình thức chủ yếu nhất và quan trọng
nhất trong dạy và học ngoại ngữ. Hình thức làm việc theo đôi luôn
đặt ra những vấn đề cụ thể và trực tiếp để mỗi học viên có thể suy
nghĩ về một vấn đề nào đó, phát biểu, chứng minh nó trong thảo luận đôi. Hình
thức làm việc theo đôi có thể hỗ trợ phát triển các kỹ năng mềm sau
đây cho học viên:
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề;
-
Kỹ năng tư duy phản biện;
-
Kỹ năng tư duy sáng tạo;
-
Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ;
-
Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng;
-
Kỹ năng thương lượng.
3.
Tổ chức hoạt động làm việc theo nhóm
Học tập theo nhóm là
phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để
giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến mục tiêu chung; sản phẩm của
nhóm là sản phẩm trí tuệ tập thể. Chính
vì vậy, học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu của phương pháp học tập
hiện nay là hướng tới việc lấy người học làm trung tâm, coi người học là chủ thể
của quá trình dạy và học mà còn có tầm quan trọng đối với việc rèn luyện
và nâng cao các kỹ năng mềm khác nhau cho học viên. Có thể kể ra đây các
kỹ năng mềm bao gồm:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng tổng hợp;
- Kỹ năng ra quyết định;
-
Kỹ năng thích ứng;
-
Kỹ năng tư duy phản biện;
- Kỹ năng tư duy sáng tạo;
-
Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ;
- Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng.
4. Tổ chức hoạt
động tự học tập trung có hướng dẫn hoặc tự học ở nhà có kiểm tra
đánh giá
Trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đều chứng minh rằng
hoạt động tự học của học viên là một hình thức học tập không thể
thiếu trong tổ chức giảng dạy và học tập môn học ngoại ngữ tại
Trường Đại học An ninh nhân dân. Hoạt động tự học của học viên là yếu tố
then chốt giúp học viên lĩnh hội tốt môn học, khuyến khích người học chủ động
và chịu trách nhiệm về việc học của mình, đồng thời cũng tạo ra các cơ
hội để trau dồi và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công tác
của lực lượng sau này. Có thể kể đến một số kỹ năng đó như sau:
- Kỹ năng tổng hợp;
- Kỹ năng hoạch định và kế hoạch;
- Kỹ năng xác lập mục tiêu;
-
Kỹ năng làm việc độc lập;
- Kỹ năng đương đầu với áp lực và vượt qua khó khăn.
IV.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG MỀM CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN
Thứ nhất,
cần phải có các nghiên cứu, khảo
sát có cơ sở khoa học để xây dựng các chương trình đào tạo trong đó bao
gồm các kỹ năng mềm cần phải đạt được cho sản phẩm đào tạo, đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn công
tác của Ngành công an.
Thứ hai, trong
xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề cương chi tiết môn học, căn cứ vào chuẩn kỹ
năng nghề nghiệp của từng chuyên ngành đào tạo, cần xây dựng một nội dung dạy học
đầy đủ và có liên quan đến tất cả các các
kỹ năng mềm cần thiết, trong đó cần xác định nội dung cụ thể và
phương thức kiểm tra, đánh giá các kỹ
năng theo hướng định lượng.
Thứ ba, việc phân tầng kiến thức
trong xây dựng chương trình đào tạo cho các trình độ khác nhau cũng đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc trang bị, xây dựng, rèn luyện và phát triển các
kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp, đảm bảo tính liên tục, đầy đủ và khoa
học của quá trình trang bị, xây dựng, rèn luyện và phát triển chúng từ mức
độ thấp nhất lên mức độ cao nhất.
Thứ tư,
trên cơ sở các yêu cầu và điều kiện cần có để đảm bảo đạt được chuẩn kiến thức của từng chuyên ngành đào tạo, cần
có các luận cứ khoa học đầy đủ để xây dựng một bộ tiêu chuẩn để đánh giá và
thẩm định về các kỹ năng mềm của học viên đầu vào, giúp tuyển chọn đúng
học viên vào học các chuyên ngành đào tạo tại Trường.
Thứ năm,
cần nghiên cứu để xây dựng một
chuẩn đầu ra trong đó bắt buộc phải có các
chuẩn về kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng nghề nghiệp nói riêng.
Thứ
sáu, cần có sự phối hợp giữa
Đoàn trường và các Phòng chức năng để thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả
các Câu lạc bộ kỹ năng được xây dựng và định hướng hoạt động vừa trên cơ sở vận
hành các nguyên tắc bắt buộc về thực hiện chuẩn đầu ra, đồng thời còn là một
diễn đàn do học viên tự tổ chức, quản lý và điều hành, cung cấp thêm một môi
trường để họ có thể tự rèn luyện và nâng cao các kỹ năng, phục vụ cho công
tác sau này.
Trần Trung Hiếu (Khoa
K10)
[1] Trong Soft
Skills for Bussinessman, Boston, American, 2008;
[2] Trong Soft
Skills – Know yourself and kow the world,
S Chand & Company Pvt Ltd, India, 2014;