Cách mạng 4.0
Vận dụng Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị trong công tác giáo dục đào tạo tại Trường Đại học An ninh nhân dân
I. Đặt vấn
đề
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi
tắt là Cuộc cách mạng 4.0) đã mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc
gia, tổ chức và cá nhân, đã
và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế, xã hội đất nước trong đó có yêu cầu của
việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để có
thể nâng cao năng lực tiếp cận và
chủ động tham gia Cuộc cách mạng 4.0.
Để làm được việc đó thì một trong những yêu cầu cấp bách nhất đó là phải đào tạo cho được một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu mới, đặc biệt là yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật tự và an toàn xã hội (TTATXH) và các hoạt động của lực lượng Công an nhân dân (CAND) mà tiêu biểu là đấu tranh với tội phạm an ninh mạng.
II. Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến công tác của lực lượng CAND chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1. Đổi mới tư duy, thống nhất
nhận thức
- Nâng cao nhận thức về sự cấp thiết phải chủ động tham gia
tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đó là một
nhiệm vụ trọng tâm; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia
cuộc Cách mạng 4.0 với các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực công
tác của Ngành, thúc đẩy chuyển đổi số tiến tới quản lý số, xây dựng các hệ
thống quản lý
thông minh, các hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử.
- Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ
mới trong các lĩnh vực công tác của Ngành; có trách nhiệm thúc đẩy
nghiên cứu khoa học, công nghệ, chủ động
tham gia vào Cuộc
cách mạng 4.0 theo định
hướng và chiến lược quốc gia.
2. Hoàn thiện thể chế pháp luật
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và
các quy phạm văn bản pháp luật do Bộ Công an ban hành có liên quan đến
công tác bảo vệ ANQG, TTATXH và các hoạt động đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng.
- Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ
trong việc hoàn
thiện các thể chế pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản
trị dữ liệu gắn với yêu cầu của việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và
khai thác dữ liệu nhưng phải đúng các quy
định và thông lệ của quốc tế, phù hợp với Pháp luật của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nước
và làm tốt công tác phòng và chống tội phạm, đặc biệt là các loại
tội phạm công nghệ cao và tội phạm an ninh mạng. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước
đối với các nội dung có liên quan đến lĩnh vực công tác của Ngành
CAND để Việt Nam có thể tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh
tế số.
- Xây dựng cơ chế quản lý của Ngành cho phù hợp với thời đại số.
- Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến
khích, huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công
nghệ, đổi mới sáng tạo trong CAND.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn,
an ninh mạng; nâng cấp cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu
cầu áp dụng Cuộc Cách mạng 4.0 trong CAND.
3. Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia
- Sắp xếp, tổ
chức và cơ cấu
lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ trong CAND; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo của CAND, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách
mạng 4.0; tăng cường đầu tư
nguồn lực và cơ sở vật chất cho các học viện, trường CAND để có
thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo của CAND; tập trung có trọng tâm, trọng điểm phát triển các học viện, trường CAND theo hướng lấy công tác của Ngành làm trung tâm, các học viện, trường CAND là chủ thể nghiên cứu mạnh.
Hình minh họa: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Ảnh từ Internet)
III. Một số vấn đề đặt ra cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của lực lượng Công an Nhân dân nói chung và Trường Đại học An ninh Nhân dân nói riêng
Một là, tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
trong CAND theo tinh thần của Nghị quyết số 17/NQ-ĐUCA ngày 28/10/2014 của
Đảng ủy CATW và Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) trong CAND, trong đó
đặc biệt chú ý đến đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy yêu cầu trong thực tế công tác của lực lượng CAND làm
thước đo cho chất
lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong
CAND.
Hai
là, rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội
dung và chương trình giáo dục, đào tạo trong
CAND theo hướng
phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi
trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển;
rà soát, nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung danh mục các ngành và chuyên
ngành đào tạo trong CAND cho phù hợp.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân
tài, nguồn nhân lực chất lượng cao trong CAND,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bốn
là, nghiên cứu xây dựng
và tổ chức các chương trình đào tạo, các khóa học, khóa tập huấn,
các chuyên đề bồi dưỡng chuyên sâu để đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên
môn và các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công tác số của lực
lượng CAND trong điều kiện và tình hình mới.
Năm
là, thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng
số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho
toàn lực lượng CAND.
Sáu
là, xây dựng và ban hành các
chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học theo hướng tiếp cận chuẩn của
quốc gia và quốc tế, đặt biệt có thể nghiên cứu để xây dựng và ban
hành các chuẩn đầu ra tin học khác về an toàn thông tin và bảo mật
an ninh mạng.
Bảy
là, tăng cường ngân sách nhà nước
và ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cho GDĐT trong CAND
theo hướng tập
trung phát triển ưu tiên cho công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng và phòng chống
tội phạm trên không gian mạng; tổ chức nghiên cứu và thực
hiện các nhiệm vụ KHCN có liên quan tới công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng và phòng chống
tội phạm trên không gian mạng.
Tám
là, tăng cường các chính sách
hội nhập và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực GDĐT của lực lượng CAND,
đặc biệt chú trọng các nội dung hợp tác trên lĩnh vực khoa học, công nghệ số; tăng cường đầu tư đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
CBGV các học viện, trường CAND trên các lĩnh vực có liên quan.
Chín
là, chú trọng xây dựng đội ngũ, chuẩn
hoá và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục
và CBGV các học viện, trường CAND đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng 4.0.
TRẦN TRUNG HIẾU (Khoa K10)